Một số cách làm cho móng tay nhanh dài và cứng đơn giản tại nhà.
Cách làm cho móng tay nhanh dài và cứng
Cách làm cho móng tay nhanh dài và cứng
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp nói chung và chăm sóc cho bộ móng nói riêng của chị em phụ nữ ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn chưa nhiều người hiểu rõ được các kiến thức khoa học cũng như phương pháp chăm sóc hiệu quả liên quan đến móng tay. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về “sức khỏe móng tay” cũng như cách làm cho móng tay nhanh dài và cứng cho chị em.
Móng tay và tóc được cấu tạo từ các protein sừng rất cứng và chắc chắn, có khả năng dài ra liên tục. Nguồn gốc của loại protein đặc biệt này chính là các tế bào biểu bì. Sau khi tồn tại một thời gian và hoàn thành chức năng sinh lý của mình, các tế bào biểu bì sẽ già, chết đi, hóa thành sừng và hình thành nên móng tay hay tóc. Vì quá trình già hóa và đào thải này diễn ra liên tục nên đồng nghĩa với đó, móng tay sẽ liên tục dài ra.
Tuy nhiên, khi so sánh tốc độ dài ra thì móng tay chậm hơn tóc khá nhiều, ở móng tay chỉ bằng khoảng 1/3 ở tóc. Mỗi ngày, với tốc độ đó, móng tay có thể tăng chiều dài thêm khoảng 0,1 mm. Do quá trình này khá chậm nên chúng ta không thể nhận ra qua từng ngày. Sự thay đổi này có thể nhận thấy dễ dạng bằng mắt thường sau vài ngày, 1 tuần, 1 tháng.
Tốc độ dài ra của móng tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, theo mùa trong năm, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ em, do quá trình phát triển và thay mới diễn ra nhanh và liên tục nên móng tay sẽ phát triển nhanh nhất. Khi độ tuổi tăng lên, quá trình tái tạo và phát triển của các tế bào suy giảm, do đó móng tay cũng theo vậy chậm lại.
Ngoài ra, do quá trình tái tạo và thay mới của cơ thể vào mùa hè diễn ra mạnh mẽ hơn mùa đông do đó móng tay cũng dài ra nhanh hơn ở mùa hè thay vì mùa đông. Đặc biệt, tốc độ này ở người khỏe mạnh cũng rất khác biệt với những người gặp vấn đề sức khỏe. Móng tay cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết nhiều bệnh lý.
Như đã trình bày ở trên, móng tay bất thường có thể là chỉ điểm để nhận biết nhiều bệnh lý. Một số nguyên nhân dẫn đến móng tay mềm, yếu, dễ gãy có thể kể đến như:
Thiếu máu và một số vi chất là nguyên nhân hàng đầu khiến móng tay phát triển bất thường và dễ dẫn đến tình trạng mềm, yếu, dễ gãy.
Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý như vẩy nến, các bệnh liên quan đến rối loạn tuyến giáp, cơ thể đang trong tình trạng nhiễm trùng, các bệnh và rối loạn liên quan đến hệ tuần hoàn hay bệnh gan,.. đều có thể khiến cho móng tay của chúng ta trở nên yếu ớt và dễ gãy.
Khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất như các chất tẩy rửa, các chất có hoạt tính mạnh như nước rửa bát, bột giặt, dung dịch cọ rửa nhà vệ sinh,… cấu trúc của móng tay bị phá hủy. Từ đó, chúng trở nên mềm yếu và rất sứt, gãy.
Móng tay có khả năng mềm đi và trở nên yếu ớt khi bạn thường xuyên ngâm chúng trong nước. Các nguyên nhân dẫn đến có thể là do bạn rửa tay, rửa bát, thực phẩm, giặt giũ quần áo quá nhiều trong ngày. Từ đó khiến chúng trở nên dễ bị tổn thương dù tác động không quá mạnh.
Móng tay sẽ trở nên giòn và dễ gãy, sứt khi cơ thể của bạn thiếu ẩm trong thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này phần nào có thể lý giải cho việc mùa đông móng tay yếu ớt và mọc chậm hơn. Bởi lẽ, mùa đông thời tiết ở nước ta thường khá khô, cộng thêm việc sử dụng các thiết bị làm ấm có tác động hút ẩm và thói quen ngại uống nước khiến cho cơ thể mất nước.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đảm bảo các chất cần thiết và dư thừa quá nhiều chất không tốt như rượu, bia,… sẽ khiến cho độ dẻo dai của móng tay bị ảnh hưởng. Điển hình là tình trạng thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng sau: đạm, vitamin C (acid ascorbic) và các khoáng như sắt, kẽm, canxi,… Điều này khiến cho móng tay dễ bị tổn thương và đứt, gãy.
Bạn có thể bị rối loạn nội tiết tố do phải trải qua thời gian dài căng thẳng trong công việc và chịu áp lực cuộc sống. Chính điều này đã gây hại cho móng tay của bạn. Độ cứng cáp và chắc chắn của chúng bị giảm sút nghiêm trọng do cơ thể thiếu đi các hormone cần cho sự hấp thu và chuyển hóa các chất thiết yếu. Thiếu chất khiến móng tay không thể hình thành như bình thường và kết cấu cũng mềm yếu hơn.
Tình trạng suy giảm nồng độ hormone sinh dụng nữ estrogen cùng hàng hoạt các rối loạn cân bằng khác trong cơ thể sẽ xuất hiện khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Các rối loạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước cũng như các thành phần dinh dưỡng khác trong cơ thể. Từ đó khiến cấu trúc của móng tay không ổn định, dễ bị khô, xước, bong gãy.
Cùng với thời gian, quá trình lão hóa ngày càng diễn ra mạnh hơn, kéo theo hàng loạt các hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một trong số đó chính là tình trạng móng tay yếu, dễ gãy. Ngoài ra, móng tay còn có một số biểu hiện bất thường khác như biến dạng, mất đi độ trơn nhẵn, dễ bong tróc.
Ở rất nhiều trẻ em hay thậm chí một số người trưởng thành, hiện tượng cắn móng tay đã trở thành thói quen. Đây là nguyên nhân phá hủy móng tay một cách trực tiếp bên cạnh các thói quen xấu khác như không giữ gìn vệ sinh cá nhân khiến chúng bị tấn công bởi các sinh vật khác.
Để khắc phục tình trạng trên và nuôi dưỡng móng tay hiệu quả, dưới đây là một số cách giúp chúng nhanh dài và cứng cáp hơn.
Khi áp dụng các phương pháp làm cho móng tay nhanh dài và cứng, bạn cần nắm được một số điểm quan trọng sau:
Tóm lại, chăm sóc cho móng tay không chỉ có tác dụng làm đẹp mà khi hiểu sâu xa thì chính là chăm sóc cho sức khỏe chung của cơ thể. Bài viết trên đây đã giới thiệu một số cách làm cho móng tay nhanh dài và cứng cũng như các kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa móng tay với sức khỏe con người.