Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi, đặc biệt có những tình trạng đem lại cảm giác khó chịu như nhức mỏi tay chân. Vậy nhức mỏi tay chân khi mang thai 3 tháng đầu là gì, có nguy hiểm không? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng nhức mỏi tay chân khi mang thai 3 tháng đầu

Nhức mỏi tay chân ở 3 tháng đầu xuất hiện như nào?

Nhức mỏi tay chân là hiện tượng phổ biến và rất hay gặp trong thời kỳ mang thai ở những tháng đầu tiên. Tình trạng này có thể không mất đi mà kéo dài đến cả những tháng cuối của thai kỳ. Đây còn là dấu hiệu để nhận biết mang thai sớm ở phụ nữ. Khi quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi, cơ thể bà bầu sẽ dần dần thay đổi và những cơn đau bắt đầu xuất hiện khiến tay chân nhức mỏi.

Trong thai kỳ không thể tránh khỏi tình trạng nhức mỏi tay chân
Trong thai kỳ không thể tránh khỏi tình trạng nhức mỏi tay chân

Những cơn nhức mỏi tay chân khi mang thai 3 tháng đầu có đặc điểm xuất hiện ở vị trí lưng, hông, thần kinh tọa, bụng hay dây chằng. Do tác động của chúng mà người mẹ cảm thấy không thoải mái, khó ngủ, ngủ không sâu, chán ăn.

Tình trạng nhức mỏi tay chân có ảnh hưởng đến em bé không?

Tuy nhức mỏi tay chân xuất hiện rất phổ biến ở 3 tháng đầu thai kỳ và thường thường vô hại nhưng trong một số trường hợp nó cũng để lại hậu quả nặng nề. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hay thậm chí là một biến chứng nguy hiểm có thể tác động xấu đến thai nhi.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nếu xuất hiện các triệu chứng sau đi kèm với tình trạng nhức mỏi tay chân, bà bầu cần được đưa đến bác sĩ thăm khám:

  • Phù nề vùng tay chân hoặc quanh mắt đột ngột
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt
  • Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội
  • Người mẹ không tỉnh táo
  • Xuất hiện những cơn khó thở
Nhức mỏi tay chân thường không để lại hậu quả nghiêm trọng
Nhức mỏi tay chân thường không để lại hậu quả nghiêm trọng

Nguyên nhân khiến nhức mỏi tay chân 3 tháng đầu thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tay chân bị nhức mỏi khi mang thai 3 tháng đầu, điển hình như:

Di truyền

Do di truyền từ thế hệ trước mà bạn có thể bị mắc chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai. Giãn tĩnh mạch giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, thai nhi nhận được lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Mặc dù vậy, tĩnh mạch giãn ra cản trở hoạt động của các van tĩnh mạch khiến cho máu khó lưu thông theo một chiều. Vì vậy khiến có máu bị ứ trệ ở các vùng thấp như chân, đầu ngón tay gây nhức mỏi. Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là phù hai chi dưới ở phụ nữ có thai.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, nếu trong gia đình có người mắc chứng giãn tĩnh mạch thì nguy cơ bạn bị mắc cũng rất cao. Con số này ở những gia đình không có ai mắc chỉ rơi vào khoảng 20%.

Thay đổi nội tiết tố

Nồng độ các hormone nữ thay đổi khi mang thai
Nồng độ các hormone nữ thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, nồng độ các hormone nữ trong cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Do đó dẫn đến nhiều tác động cho các hệ cơ quan khác như cơ xương khớp, tuần hoàn, hô hấp,… Đây là nguyên nhân khiến cho chân tay bị đau nhức trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bị mất kiểm soát cân nặng

Cân nặng của mẹ bầu sẽ rất dễ bị mất kiểm soát và tăng nhanh trong thời kỳ mang thai. Từ đó gây áp lực lớn lên hệ cơ xương khớp khiến cơ quan nâng đỡ quá tải, dẫn đến đau nhức. 

Tuy nhiên, cân nặng các bà bầu trong 3 tháng bầu không có sự thay đổi nhiều do thai nhi mới hình thành, chưa bước vào giai đoạn phát triển. Hơn nữa, các mẹ trong giai đoạn này hay ốm nghén, ăn uống rất khó khăn. Do đó, tăng cân quá nhanh không phải nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân trong 3 tháng đầu thai kỳ. Phải đến 3 tháng cuối, thai nhi bước vào giai đoạn phát triển nhanh, đây mới là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau nhức cho mẹ.

Do ít vận động hoặc vận động sai tư thế

Phụ nữ mang thai hay nằm nghiêng khi ngủ
Phụ nữ mang thai hay nằm nghiêng khi ngủ

Khi mang thai, các mẹ bầu thường ít khi vận động. Thường là do tư tưởng muốn an thai trong giai đoạn này để tránh tác động mạnh đến quá trình hình thành thai nhi. Một phần là những thay đổi trong cơ thể khiến các mẹ mệt mỏi nên không muốn vận động. Tuy nhiên, chính việc không vận động khiến cho hệ tuần hoàn bị trì trệ, tích trữ các sản phẩm chuyển hóa thừa gây đau nhức mình mẩy.

Do khi có bầu, bụng bắt đầu to lên, các mẹ thường chọn những tư thế khác nhau để cảm thấy thoải mái nhất. Điển hình như nằm nghiêng sang một bên, đi đứng ưỡn bụng ra phía trước,… Điều này tuy đem lại sự dễ chịu ngay lúc đó nhưng chúng sẽ khiến xương khớp của bà bầu sai lệch vị trí bình thường và dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân tay.

Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ

Vì phải cung cấp dinh dưỡng cho cả thai nhi, nên nếu không ăn uống đủ chất và có chế độ ăn không khoa học, các mẹ bầu sẽ bị thiếu một số chất. Hậu quả là không những thai nhi thiếu chất để phát triển bình thường mà chính thai phụ cũng mắc một số chứng bệnh, như nhức mỏi tay chân. 

Nghén ăn khiến bà bầu thiếu một số chất trong các tháng đầu
Nghén ăn khiến bà bầu thiếu một số chất trong các tháng đầu

Các nhóm chất quan trọng liên quan trực tiếp đến cảm giác khó chịu, nhức mỏi là:

  • Canxi: Lượng canxi cần thiết trong một ngày để mẹ và thai nhi khỏe mạnh là 1200mg.
  • Magie: Khi thiếu magie, mẹ thường bị chứng nhức mỏi tay chân. Magie còn có tác dụng giảm nguy cơ tiền sản giật, đẻ non và tỷ lệ trẻ bị chết trong quá trình sinh đẻ.
  • Nước: Đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, vận chuyển và đào thải các chất độc có hại. Khi thiếu nước, chức năng thải trừ các chất độc bị giảm sút khiến tích tụ các chất này ở các mô gây đau nhức, mỏi mệt.

Cách khắc phục tay chân nhức mỏi khi mang thai

Tuy đây là tình trạng không thể tránh khỏi trong khi mang thai nhưng các mẹ vẫn nên thực hiện các biện pháp để giảm thiểu và khắc phục nó để tạo cảm giác thoải mái và tốt cho sức khỏe thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học

Để đảm bảo sức khỏe cho em bé và bản thân, các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng với một chế độ ăn uống khoa học. Vì giai đoạn này rất quan trọng, cả mẹ và bé cần nhiều nguyên liệu để tổng hợp các chất khác nhau như sữa, kháng thể bảo vệ cơ thể, hình thành cơ thể bé. 

Một số nhóm chất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Một số nhóm chất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Một chế độ ăn hợp lý để đẩy lùi tình trạng nhức mỏi tay chân cho mẹ bầu 3 tháng cần đảm bảo một số điểm:

  • Uống nhiều nước, hơn cả người bình thường. Lượng nước hợp lý cho bà mẹ trong một ngày là khoảng 2 – 2,5 lít.
  • Bổ sung các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất bằng việc thêm vào khẩu phần ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm và canxi như tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
  • Tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện,…
  • Loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn các loại đồ ngọt hóa học, đồ ăn sẵn, chiên dầu mỡ, các món ăn nhiều gia vị, quá mặn hoặc quá chua,…

Xây dựng thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học

Giai đoạn này, thai phụ cần cân bằng được vận động và nghỉ ngơi. Vì nếu vận động và làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Nhưng nếu không vận động thì tuần hoàn kém lưu thông khiến cơ thể mệt mỏi, trì trệ. 

Bà bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe
Bà bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe

Để có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, các mẹ cần nắm một số nguyên tắc sau:

  • Thay đổi tư thế ngủ nếu có thể trong trường hợp ngủ dậy kèm cảm giác mệt mỏi, đau nhức, đặc biệt là vùng cổ và lưng bụng.
  • Đứng lên vận động nhẹ nhàng hoặc đi lại một lúc sau một khoảng thời gian dài ngồi làm việc. Từ đó, khí huyết lưu thông, cơ bắp được co giãn giúp cho cơ thể thoải mái, tránh mệt mỏi, tê bì, nhức mỏi tay chân.
  • Các biện pháp can thiệp như massage hay chườm nóng có hiệu quả để giảm bớt các cơn nhức mỏi.
  • Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của em bé trong bụng bạn cũng như sức khỏe của bản thân.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung chất vi lượng

Để có thể nuôi dưỡng thêm một cơ thể khác, thai phụ cần đặc biệt bổ sung thêm một số nhóm chất như nguyên liệu cho quá trình tạo máu (sắt, acid folic,…), canxi, magie,… Khi có đủ chất dinh dưỡng cần thiết, thai nhi sẽ phát triển bình thường, giảm được tỷ lệ mắc các dị tật, các bệnh bẩm sinh. 

Bổ sung sắt rất cần thiết cho giai đoạn mang thai
Bổ sung sắt rất cần thiết cho giai đoạn mang thai

Mặt khác, khi thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể của người mẹ sẽ tự động huy động mọi nguồn chất trong cơ thể để giúp em bé phát triển bình thường. Điều này khiến sức khỏe của mẹ suy kiệt, dễ mắc một số chứng bệnh như nhức mỏi tay chân. Do đó, cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, được biệt là các yếu tố vi lượng quan trọng. Ngoài thức ăn, các sản phẩm thực phẩm chức năng đảm bảo an toàn cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng chất lượng và dồi dào.

Tóm lại, nhức mỏi tay chân là một tình trạng phổ biến khi mang thai. Thông thường, đây là một tình trạng sinh lý bình thường khi phụ nữ có thai nhưng chúng ta không thể chủ quan. Thực hiện các can thiệp để giảm bớt triệu chứng nhức mỏi là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Mong qua bài viết này, các thông tin xoay quanh tình trạng nhức mỏi tay chân khi mang thai 3 tháng đầu đã tiếp cận được với bạn đọc.